Kinh nghiệm “săn” học bổng Mỹ phần 1: On my way

Kinh nghiệm "săn" học bổng Mỹ phần 1: On my way
Kinh nghiệm “săn” học bổng Mỹ phần 1: On my way

Tuần sau bắt đầu vào học nên mình tranh thủ chia sẻ trải nghiệm cũng như kinh nghiệm trong quá trình apply. Hy vọng có thể cung cấp một phần thông tin cũng như truyền cảm hứng cho các bạn đang ấp ủ ý định du học, đặc biệt là du học Mỹ.

Profile:
Undergrad: Học viện Ngân Hàng, major in Marketing Administration.
GPA: 7.x
GMAT: 650
Experience: 2 months internship with Deutsche Bank & 1.5 years worked as a copywriter in a branding agency.
Mùa Thu này, mình bắt đầu chương trình MS in Marketing Research ở Southern Illinois University Edwardsville với GA potition (tuition waiver & $500 monthly stipend).

1. Orientation
Mình bắt đầu có ý tưởng đi học ở Mỹ vào cuối năm 2 Đại Học với lý do lãng xẹt là… cậu bạn thân sang Mỹ mấy năm chưa chịu về chơi. Trong thời gian tìm đường sang với bạn, mình lại gặp đồng chí chồng, hồi đó cũng đang học ở Mỹ. Vậy là mình quyết định sẽ apply ngay sau khi tốt nghiệp Đại Học, cho mùa Fall 2011.

Chính vì quyết định việc đi học và thời điểm apply trước cả khi có đầy đủ nhận thức về du học Mỹ cũng như định hướng nghề nghiệp nên hai vấn đề “Học chương trình gì?” và “Ngành nào?” tạo áp lực cho mình không ít trong suốt thời gian mình học Đại Học.

Why M.S?
Mình đã từng có ý định apply MBA, PhD, rồi chung kết với MS.

MBA vì mình được inspired rất nhiều từ các bài viết trên VietMBA. Hồi đó mình chưa gặp đồng chí người yêu nên ngoài chuyện mơ mộng gặp cậu bạn thân thì lúc nào mình cũng ước ao được sống và học tập trong môi trường toàn những người giỏi giang, được phát triển các kỹ năng mềm trong công việc, được tham gia bao nhiêu hoạt động thú vị của các chương trình MBA. Ngắn gọn, mình muốn được là một-trong-số-họ. Nhưng sau một thời gian tìm hiểu, mình cảm thấy MBA chưa phải là điều mình cần bây giờ và mình cũng chưa sẵn sàng cho những trải nghiệm mà một chương trình MBA mang đến.

PhD : Mình vốn chỉ định học master, nhưng các chương trình master ở Mỹ lại không có nhiều FA cho sinh viên. Hồi đó mình nghe ngóng được nhiều trường hợp apply PhD, có nguồn funding từ giáo sư rồi học 2 năm thì lấy bằng master nên cũng hí hửng định đi theo hướng này. Rốt cục, sau một hồi tìm hiểu, mình phát hiện ra các chương trình PhD và Master về Marketing khác nhau rất nhiều. Các chương trình Master tập trung vào các kiến thức/kỹ năng để bạn tốt nghiệp có thể đi làm trong industry còn 2 năm đại cương trong chương trình PhD tập trung vào các vấn đề lý thuyết và kỹ năng trong nghiên cứu. Nếu bạn học xong 2 năm đại cương PhD in Marketing thì cũng phải lấy thêm khá nhiều courses nữa mới có thể có bằng master. Bạn sẽ mất thêm thời gian một cách không cần thiết.

MS: Đó là lựa chọn phù hợp nhất với mình vì (1) Chương trình DH về Marketing Management của mình khá tổng quát nên mình muốn chương trình cao học sẽ đi sâu vào kiến thức & kỹ năng phục vụ cho một mảng cụ thể trong Marketing (2) Các chương trình MS không yêu cầu nhiều kinh nghiệm làm việc để có thể get in & get benefits từ chương trình. Tuy nhiên, sau quá trình apply, mình có thể confirm là các trường ở Mỹ thường không có nhiều funding cho Master students. Cơ hội có được full tuition hầu như chỉ có được từ Graduate Assisstantship, mà GA thì có trường offer cho MS students, có trường chỉ dành cho PhD/MBA students thôi. Tốt nhất là bạn nên email hỏi program director về chuyện funding cho MS students. Trên website của trường có thể có đề cập, nhưng thường là chung chung và mập mờ.

Why Marketing Research?
Nói về chuyện định hướng nghề nghiệp, mình như một người đứng giữa ngã n đường trong một ngày trời mù sương, không biết đi đâu về đâu và thậm chí không hình dung nổi mỗi con đường sẽ dẫn mình tới đâu, vì:

– Chương trình học DH quá rộng và chung chung.

– Mình học Học viện Ngân hàng, và các bạn cùng lớp mình đều có ý định làm trong ngành Tài chính – Ngân hàng chứ không phải Marketing, kể cả là Marketing cho Ngân hàng.

– Họ hàng người quen của mình không có ai làm trong ngành.

– Mình quyết định apply ngay sau khi tốt nghiệp à Về mặt thời gian để trải nghiệm và quyết định, mình không có nhiều.

Chính cơ hội thực tập và đi làm từ hồi ĐH đã giúp mình rất nhiều trong quyết định lựa chọn ngành học sau này. Lý do là mình được trực tiếp tiếp xúc với công việc/môi trường làm việc/những người làm trong ngành. Nó giúp mình có cái nhìn tốt về các ngành và nghề nghiệp, về cơ hội và thách thức với nghề, khả năng và hạn chế của mình trong công việc, mức độ phù hợp của mình với công việc và của công việc với tính cách của mình, tiềm năng phát triển của các lĩnh vực liên quan,… Đó là những điều mình đã cân nhắc khi quyết định chọn Marketing Research. Tất nhiên, tìm được một hướng đi phù hợp cho mình là cả một quá trình và chừng ấy thời gian của mình chưa thể coi là đủ, nên việc chọn Marketing Research lần này không có nghĩa là mình sẽ không tìm đến một hướng đi khác trong tương lai. Tuy nhiên, mình luôn nghĩ rằng việc ra quyết định dựa trên thông tin/trải nghiệm/cân nhắc giúp mình tiết kiệm thời gian và tìm được hướng đi của mình một cách nhanh hơn.

2. Application
Vì mình dành khá nhiều thời gian cho việc tìm hiểu thông tin & định hướng nên quá trình apply của mình tương đối gọn gàng. Mình sẽ điểm qua từng phần của bộ hồ sơ với những thông tin cơ bản và một số kinh nghiệm của mình.

TOEFL:
Điểm TOEFL nói chung không đóng vai trò quyết định trong việc bạn được nhận hay không, nhưng lại đóng vai trò quyết định trong việc bạn có đủ tiêu chuẩn để apply hay không. Hầu hết các business school có ranking cao đều yêu cầu TOEFL >100. Bạn nên lấy cái mốc này làm mức phấn đấu. Nếu muốn xin TA thì nên có Speaking score >26. Nếu TOEFL đã trên 100 thì không cần thiết phải thi lại, vì chỉ cần TOEFL qua min là hồ sơ của bạn lọt qua vòng gửi xe và người ta sẽ không ngó đến điểm TOEFL của bạn nữa (trừ khi bạn apply TA).

Một số trường tốt, ranking cao vẫn có thể yêu cầu min chỉ 80 hay thậm chí thấp hơn, hoặc bạn có thể thi lại và cập nhật điểm TOEFL trước khi vào học. Nếu hồ sơ bạn tốt mà điểm TOEFL chưa cao, bạn cũng có thể liên lạc để đàm phán với trường. Nên học tập trung & giải quyết dứt điểm TOEFL càng sớm càng tốt (trong vòng 1.5 năm trước khi nộp hồ sơ). Không nên mất quá nhiều thời gian cho TOEFL.

Kinh nghiệm học thi TOEFL, bạn có thể xem trên các diễn đàn du học. Mỗi người sẽ có cách học, thời gian học khác nhau. Mục này mình sẽ không đi sâu thêm nữa.

GMAT:.

Mỗi trường có một tiêu chí riêng về GMAT. Có trường rất coi trọng GMAT, có trường đánh giá khả năng/định hướng/kinh nghiệm làm việc của bạn nhiều hơn. Một số trường có đưa ra mức điểm GMAT tối thiểu, hoặc mức trung bình để bạn tham khảo. Nói chung, điểm GMAT cao sẽ giúp làm sáng bộ hồ sơ của bạn. Còn thế nào gọi là “cao” thì còn phụ thuộc vào trường & chương trình bạn học (tham khảo website các trường để biết thêm chi tiết). Tuy nhiên, điểm GMAT thấp hơn mức trung bình của trường không có nghĩa là bạn không có cơ hội được nhận.

Với GMAT, hãy cố gắng hết sức có thể, nhưng cũng đừng quá mất thời gian vào nó. Theo kinh nghiệm học thi GMAT của mình, mình khuyên mọi người nên học một cách tập trung trong vòng 3-6 tháng và học có phương pháp. Khi học nhớ review kỹ các câu mình làm sai. Các forum về GMAT/standard tests là nguồn tài liệu vô cùng quý giá để bạn check câu hỏi và học phương pháp suy luận của những người khác. Việc học không tập trung và kéo dài thời gian học GMAT có thể khiến bạn cảm thấy bão hòa, mệt mỏi, và thấy áp lực. Sau cùng, GMAT cũng chỉ là một kỳ thi và là một yêu tố trong bộ hồ sơ của bạn. Thời gian của bạn nói chung, và việc apply nói riêng còn nhiều thứ đáng để đầu tư hơn là để mọi thứ bị delay chỉ vì điểm GMAT. Lời khuyên này dựa trên thực tế là một số người bạn mình điểm GMAT không cao vẫn có thể apply được trường tốt và có thể xin học bổng. Cũng có một số người khác dành cả năm trời ở nhà để học GMAT, cuối cùng vẫn không apply được vì điểm không cao (và lý do thi điểm không cao theo mình là do tâm lý & phương pháp học, chứ đồng chí này học chuyên Anh, từng đi làm gần 10 cho ngân hàng nước ngoài).

Resume:
Adcom sẽ không dành nhiều thời gian để đọc resume của bạn nên resume chỉ nên viết ngắn gọn trong một trang giấy. Nên đưa vào resume những điểm nổi bật chứ không cần thiết phải đưa vào cho “nhiều”. Mình gửi ở đây các tài liệu mình dùng trong quá trình viết resume để mọi người tham khảo. Trong này bao gồm tài liệu do anh Tường soạn + list các động từ hay sử dụng cho resume + form resume của Wharton.

Resume nên được viết sớm + cập nhật thường xuyên. Nên đưa cho những người khác đọc và sửa. Họ sẽ giúp bạn sửa câu chữ, cách dùng từ và diễn đạt sao cho ấn tượng. Ngoài ra, bạn cũng nên hỏi người đọc xem họ đọc resume của bạn có thấy chỗ nào khó hiểu, diễn đạt chưa được rõ ràng, họ bị hiểu sai ý bạn muốn diễn đạt không. Đặc biệt là những người làm lâu trong ngành sẽ giúp bạn viết theo đúng văn phong trong ngành của bạn. Điều này đúng cả với LOR và SOP.

LOR:
Người viết LOR, nên chọn người làm việc trực tiếp với bạn, hiểu rõ bạn và support cho việc du học của bạn. Nên nói chuyện với họ sớm về việc viết LOR. Có thể nói với họ về dự định của bạn, trường của bạn, tầm quan trọng của LOR, những điểm bạn muốn nhấn mạnh trong LOR. Nếu họ muốn bạn tự viết thì bạn cũng nên gửi cho họ đọc xem có bổ sung hay sửa đổi gì không (dù sao, LOR cũng thể hiện đánh giá và cái nhìn của người khác về bạn). Nói chung, không nên tự mình viết cả 3 LOR vì adcom có thể nhận ra giọng văn giống nhau trong 3 LOR mà bạn viết. Ngoài ra, mình khuyên mọi người không nên “sáng tác” bất cứ điều gì trong LOR. Chỉ nên tìm cách kể câu chuyện cho hay và logic thôi. Chính vì thế, từ trước khi apply, bạn nên cố gắng thể hiện mình trong quá trình học và làm việc, đồng thời tạo mối quan hệ tốt với mọi người. Mình có tài liệu hướng dẫn viết một LOR tốt của thầy Hồ Lê Vũ. Các bạn cần có thể liên lạc với mình để xin bản mềm tài liệu này.

Việc submit LOR: Hầu hết các trường đều prefer bạn submit online. Sau khi bạn submit application online thì hệ thống sẽ gửi email về cho những người viết LOR cho bạn. Bạn nên gọi điện hoặc email cho họ để nhắc họ việc này. Tránh tình trạng bị miss deadline. Nếu bạn định gửi qua post mail thì nên đọc kỹ xem trường có yêu cầu gì thêm không. Một số trường yêu cầu thư giới thiệu phải được gửi kèm với form của trường + đặt trong phong bì dán kín, có chữ ký nháy của người giới thiệu.

Essays:
Nên tham khảo cuốn “How to get in the top MBA programs” về cách viết essays. Mình không tham khảo tài liệu nào khác ngoài tài liệu này, thấy họ phân tích rất hay + có nhiều ví dụ cụ thể để mình tham khảo. Tuy nhiên, viết essays hay phụ thuộc rất nhiều vào suy nghĩ cũng như trải nghiệm thực tế của bạn. Khi viết essays, hãy là chính bạn, không nên sao chép hay mượn ý tưởng từ bất cứ essays mẫu nào. Trước khi apply, mình cũng đọc khá nhiều bài chia sẻ hay về việc viết essays trên diễn đàn VietMBA. Các bạn apply biz school có thể tham khảo trên diễn đàn này. Cá nhân mình apply MS, hầu hết các trường đều hỏi Why this career track? Why this school nên mình không quá vất vả trong việc viết lách & Mọi người nên tham khảo kinh nghiệm các anh/chị apply MBA, là những người có kinh nghiệm phong phú trong việc này.

Với business school, essays là một trong những yếu tốt cực kỳ quan trọng khi adcom xem xét hồ sơ của bạn. Đây là phần nên được đầu tư nhiều trong bộ hồ sơ (về thời gian, chất xám & trải nghiệm thực tế).

GPA:
Cái này, chỉ với những bạn còn học DH thì mới có thể phấn đấu được thôi. GPA càng cao càng tốt, nhưng điểm tuyệt đối không quan trọng bằng thứ hạng của bạn trong lớp/khoa. Về việc điểm GPA cao/thấp, hay “có nên convert GPA sang hệ thống điểm của Mỹ không” thì cũng đã có một số topic thảo luận trên forum rồi. Mình sẽ không nói lại ở đây nữa.

3. Notes
– Học tập trung và giải quyết dứt điểm các kỳ thi TOEFL, GMAT.
– Nên chuẩn bị từ sớm, nhất là về mặt thông tin và định hướng.
– Tìm bạn đồng hành (để trao đổi thông tin, động viên và giúp đỡ nhau trong quá trình apply).
– Đừng bao giờ bỏ cuộc. Mỹ là nơi mọi thứ đều có thể xảy ra, dù người ta ghi/nói rõ ràng là không được. Hãy mở tất cả những cánh cửa còn để ngỏ & tận dụng tất cả những khả năng có thể xảy ra. Bạn không biết có những điều gì đang chờ đợi bạn phía trước đâu. (Cái này là một câu chuyện dài về việc chọn trường và xin GA. Mình sẽ chia sẻ vào một dịp khác).