Kinh nghiệm “săn” học bổng Mỹ phần 2: High rank of University isn’t a key factor

chicago-america-usa-buildings-big-city_900548816

1. General ideas:

Phần lớn mọi người khi chọn trường thường để ý đến ranking. Mình cũng vậy. Và tất nhiên phải có lý do chính đáng cho việc này. Tuy nhiên, trường rank cao hơn không có nghĩa là nó phù hợp hơn với bạn. Quan trọng là bạn biết bạn cần điều gì và bạn có gì để tìm được trường phù hợp nhất. Ngoài ra, bảng ranking dành cho MBA chưa chắc đã đúng với các chương trình MS. Tóm lại là trừ khi bạn học MBA và có quá nhiều lựa chọn nên phải dùng ranking để lọc bớt, còn không, hãy tìm hiểu kỹ về từng trường và chương trình mình định học.

Về việc chọn trường, có rất nhiều tiêu chí để chọn:

Location : Ảnh hưởng đến thời tiết (mình có chị bạn chỉ apply các trường West Coast vì thời tiết đẹp), cuộc sống hàng ngày (bạn thích ở thành phố lớn, nhộn nhịp hay những college town nhỏ yên tĩnh), khả năng kiếm việc (trường của bạn có ở gần các công ty trong ngành của bạn hay không, có thuận tiện cho việc travel kiếm job hay không), mức độ an toàn,…

Curriculum : Mỗi trường có một thiết kế chương trình khác nhau phù hợp với mục tiêu và đối tượng đào tạo của trường. Bạn nên xem curriculum để biết chương trình của trường có phù hợp với nhu cầu của mình không.

Internship opportunity: Điều này khá quan trọng với những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. Phần lớn các chương trình MBA đều yêu cầu sinh viên đi intern. Nhưng MS thì khác. Rất nhiều chương trình MS trong business school học tập trung trong vòng 1 năm, sinh viên lấy đủ credit thì tốt nghiệp.

FA : Cái này là mối quan tâm của khá nhiều bạn. Như mình đã nói ở trên, nên email hỏi trực tiếp khoa để có thông tin chính xác nhất.

Network : Của trường/giáo sư/alumni trong ngành của bạn.

Ngoài ra còn nhiều tiêu chí khác như class, classmate, environtment, culture, extracurriculum activities,…

2. MS in Marketing:

Cái này mình viết riêng cho các bạn quan tâm. Hồi xưa, khi xác định học một chương trình MS về Marketing, mình có đi lục lọi trên mạng và tập hợp được một list các trường có offer chương trình này (attached file). Tuy nhiên, list này chỉ cập nhật vào thời điểm 1.5 năm trước nên các bạn sử dụng thì nên cố gắng tìm hiểu thêm.

Có thể tạm phân loại các chương trình MS in Marketing:

Path way to PhD : Đây là các chương trình nên tảng cho các bạn muốn chuyển tiếp lên học PhD sau này. Chương trình tập trung vào các vấn đề lý thuyết và kỹ năng nghiên cứu. Một số trường offer: Columbia University Business School; University of Florida, Warringdon College of Business; University of Nebraska-Lincoln,…

MS in Marketing : Bạn nào có biết về Marketing thì biết luôn rằng Marketing rất rộng. Những chương trình thế này, bạn sẽ được điểm qua gần hết các mảng trong Marketing và sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp sau này. Có một số chương trình fix luôn các môn học của bạn, có một số chương trình cho phép bạn chọn các career track khác nhau để học tập trung sau khi hoàn thành những môn cơ sở. Tóm lại, các chương trình này rộng nhưng không sâu lắm.

MS in Advertising, Brand Management, Marketing Research,… : Các chương trình này được thiết kế riêng cho từng career track, đào tạo sâu cho bạn những kiến thức và kỹ năng cụ thể cần thiết cho công việc sau này. Nếu bạn quyết tâm theo đuổi một lĩnh vực nhỏ trong Marketing & bạn biết những con đường có thể đi với career track này, thì đây là chương trình phù hợp với bạn.

Tùy vào background, nhu cầu học, goal sau khi tốt nghiệp mà mỗi người có lựa chọn khác nhau. Đối với một đứa đã có background và ít nhiều kinh nghiệm làm việc về Marketing thì các chương trình học tập trung sẽ phù hợp hơn. Có nhiều người nói mình ít kinh nghiệm làm việc, đặc biệt là với Marketing Research, nếu cứ đâm đầu vào “ngõ hẹp” thì sẽ hạn chế nhiều cơ hội trong tương lai. Cá nhân mình không nghĩ thế.
1. Đi học về Marketing Research không có nghĩa là ra phải đi làm researchers. Quá trình học và làm việc của mình cho thấy, Marketing Research là mảng quan trọng và có tính ứng dụng cao trong nhiều vị trí, nhiều level, nhiều dạng công ty, và trong nhiều mảng của Marketing. Cái này cũng đúng với những career track khác/chương trình khác. Bạn đi học không phải là để bạn làm đúng nghề đó. Bạn đi học để bổ sung những kiến thức/kỹ năng còn thiếu nhằm phục vụ cho mục tiêu nghề nghiệp sau này.
2. Với câu hỏi về khả năng xin việc sau này, mình xin trích dẫn đoạn đối thoại của anh Darren với chị Diẹp (MS in Actual Science) trên VietMBA.

“Anh cứ tưởng ngành hẹp hơn thì sẽ khó xin việc hơn chứ!”

Đúng là nhìn một cách nào đó thì ngành hẹp sẽ khó xin việc hơn, nhưng khi nói AS dễ kiếm việc hơn Business thì em không nhìn vào hẹp hay không hẹp mà em nhìn vào xem cái nào có niche hay không. Học chung chung thôi thì khi đi interview sẽ mang gì ra để quảng cáo về bản thân được đây. Kinh nghiệm bản thân em thì thấy rằng trong suốt năm cuối học undergrad em chẳng có interview nào cho finance job và có tầm 6-7 interview cho actuarial science. Em nghĩ là do em chẳng có gì để chứng tỏ là hơn các bạn khác (đặc biệt là Mĩ) khi cạnh tranh cho corporate finance & business nói chung, các công ti đến tuyển cũng đông nhưng qualification của job thì tập trung vào communication, leadership, etc. -> không cái nào là thế mạnh của em và cả nhiều sinh viên quốc tế khác. Còn AS thì nó cần quant skills và nó nhìn vào exam để phần nào đánh giá interviewee, biết những cái như thế thì mình biết làm gì để chuẩn bị.

3. My story:

Mình chỉ định apply 4-5 trường nên ban đầu cứ chọn các chương trình mình có thể học về Marketing Research mà ranking cao nhất (bao gồm MS in Marketing Research và MS in Marketing with concentration in Marketing Research). Sau khi thi TOEFL điểm không đủ 100 để apply các trường này (chỉ có duy nhất UGA Terry yêu cầu 80 TOEFL, và đây là một trong những chương trình MS in Marketing Research cực kỳ có tiếng ở Mỹ) thì mình mới look down & tìm hiểu các trường có ranking thấp hơn. Lúc đó mình có 2 lựa chọn (1) Thi lại TOEFL (2) Apply các trường mình có thể. Muốn như vậy thì mình phải tìm hiểu “các trường mình có thể apply” liệu có phù hợp với nhu cầu của mình không, đặc biệt là nhiều khả năng mình phải kiếm job ở Mỹ sau khi tốt nghiệp để còn ở gần bạn chồng. Đấy là lúc mình tìm thấy chương trình MMR của Southern Illinois University Edwardsville & mình thực sự happy khi tìm thấy nó. Cuối cùng, mình quyết định không thi lại TOEFL mà apply luôn, tập trung vào các chương trình thiết kế riêng cho Marketing Research & lấy SIUE + UGA làm mục tiêu. Cuối cùng, mình end up with SIUE vì offer tốt + internship opportunities.

SIUE là unranked business school, nhưng chương trình MMR của SIUE lại khá có tiếng trong ngành với industry connectivity cực mạnh. Chương trình học tập trung + internship opportunies là unique point của SIUE MMR. Thường MMR students, sau kỳ đầu tiên, sẽ bắt đầu được gửi đi interview tại các công ty về MR ở St. Louis và sau khi tốt nghiệp, hầu như ai cũng có 6 tháng – 1 năm intern. Đấy là lý do replacement của chương trình này gần như 100% kể cả vào thời điểm kinh tế Mỹ đang khó khăn nhất. Trong quá trình apply & khi được admission, mình cũng có cơ hội được tiếp xúc với alumni của trường để hiểu thêm về chương trình này. Sau này, nếu có bạn nào quan tâm thì mình sẵn sàng chia sẻ thông tin cũng như hỗ trợ các bạn trong quá trình apply.

Việc mình tìm thấy SIUE MMR thay đổi khá nhiều suy nghĩ của mình về việc chọn trường (mặc dù trước đó không phải mình không được các anh chị đi trước chia sẻ.). Có lẽ mình phải cảm ơn những trục trặc trong TOEFL đã khiến mình tìm hiểu cẩn thận hơn và cân nhắc kỹ càng hơn trong việc chọn trường.

Với GA, chương trình của mình ghi rõ trên website là có offer GA position cho MMR students, yêu cầu các bạn điền form và gửi về địa chỉ abc. Thế là mình làm theo và ngồi đợi dài cổ chả thấy có ai có phản hồi là được hay không được. Rốt cục, mình phải email hỏi han khoa –> Tự gõ cửa từng bác giáo sư để hỏi bác có nhận GA không cho cháu xin được tự ứng cử –> Đi phỏng vấn với 3 ông giáo sư của khoa –> Tiếp tục chờ dài cổ (chờ lâu quá lại viết mail hỏi han, cập nhật tình hình, hứa hẹn) –> Sau khi cảm thấy hết hy vọng thì một ngày đẹp trời, có bác giáo sư (đã phỏng vấn mình) gửi mail bảo mày làm GA cho tao nhé :).

Sau này mình mới biết là mình nộp hồ sơ khá sớm. Vào thời điểm mình gửi application & resume thì các bác giáo sư đang có đủ GA hết GA cho kỳ Summer rồi & chưa biết tình hình kỳ Fall thế nào. Hồ sơ của mình thì vẫn được nhét trong folder của khoa, để bác nào có nhu cầu tự giở ra xem rồi tự contact. Đến lúc các bác prof. phỏng vấn, họ thường không quyết định ngay mà chờ phỏng vấn thêm vài ba người nữa (vì đứa nào vào học mà chả xớn xác xin GA) –> Thời gian kéo dài bất tận.

Nhưng tóm lại là mọi thứ thường sẽ có kết quả tốt khi mình biết cố gắng và cố gắng liên tục. Mình nghĩ nếu như mình chỉ quẳng hồ sơ rồi đợi, hoặc nếu chỉ phỏng vấn mà không có động tác gì thêm thì sẽ rất ít có khả năng được GA. Nói chung, bên này người ta đề cao sự chủ động và nhiệt tình của mình (tất nhiên là phải chủ động một cách có chừng mực và thông minh, đừng để các giáo sư thấy bị làm phiền hay cảm thây đang bị hối thúc). Anyway, lại thông điệp “Never give up”. Mình đã từng nghĩ nếu kỳ đầu tiên mình chưa có GA thì kỳ 2 mình vẫn có thể tiếp tục xin GA hoặc Internship. Thế nên chẳng có gì phải bi quan và chán nản cả :D.

Chúc mọi người một mùa apply thành công!