Tips for Reading là vấn đề có vẻ được nhiều người quan tâm nhất hiện giờ. Cho nên mình sẽ post một vài tips cho Reading Comprehension nói chung và IELTS Reading nói riêng. Đây là tips mà sau hai năm học thực hành tiếng tại Khoa Anh – ĐH Hà Nội tự mình đã rút ra cho nên nó hơi “thô” (rough) chưa được mài giũa cẩn thận vì mình không giỏi diễn đạt lắm nên bạn nào thẩm thấu đc thì theo kinh nghiệm và tình báo báo lại là khả năng tiến bộ có thể nhận thấy (rõ rệt bao nhiêu là tùy năng lực và độ chăm chỉ từng người). Còn lại những ai không hiểu thì mình cũng lấy làm tiếc, hi vọng chúng ta có cơ hội đàm đạo sau thì mình sẽ giải đáp cụ thể hơn.
Và lần này để dễ hiểu hơn, mình sẽ nói tiếng Việt.
– Tips 1: BỎ QUA TỪ VỰNG
Hầu hết các bài đọc hiểu trong tiếng Anh đều được lấy từ tạp chí, các loại đọc hiểu cấp thấp thì là từ các tạp chí xã hội, còn cấp cao hơn và chuyên sâu hơn như IELTS thì thường được lấy từ các journal – tạp chí chuyên ngành nào đó, vd chuyên ngành CNTT, Sinh học, Lịch sử (thỉnh thoảng có những bài đọc dạng tiểu sử hoặc xuất xứ cái gì đó đúng ko?!), v.v… cho nên từ vựng trong này đa phần là terminology – từ chuyên ngành. Ngay cả người bản địa đôi lúc cũng không hiểu hết mọi terminology cho nên rõ ràng từ vựng ko phải vấn đề gây cản trở quá lớn như chúng ta thường hay (cố tình) nghĩ. Bạn là người Việt, vậy có mấy bạn đọc post này biết cụm từ “tâm tỉ cự”?! Đây là một cụm từ trong Toán học mà bản thân mình số xui đã phải học hồi cấp III nhưng nói thật giờ nó là cái gì thì mình cũng chịu. Nếu nó xuất hiện trong một bài báo và người ta giải thích về nó bằng tiếng Việt, bao nhiêu người tự tin nói là mình sẽ hiểu? Đó, bạn đã thấy “vấn đề từ vựng” mà bạn hay cà cuống chưa? Thật ra chỉ là trò nháo tâm lý một chút thôi.
– Tips 2: VĂN PHONG – DIỄN ĐẠT mới là quan trọng
Ko phải từ vựng thì do đâu bạn vẫn ko làm đc bài đọc? Đa phần style viết trong các journal thường rất phức tạp, do nó dính dáng nhiều đến biện luận và các dẫn chứng thuộc về chuyên ngành, và ko những thế người viết thường là các cao thủ về writing, thậm chí có thể là đã qua master hoặc PhD nên lối viết vô cùng “súc tích” và nếu ko quen với authentic material thì đôi lúc rất khó để hiểu câu văn. Chúng ta thường không phân biệt được đâu là main idea, đâu là supporting idea. Và chỗ này lại chính là vấn đề vì nếu ko phân biệt được thì bạn sẽ gặp rắc rối ở tips 3 :D
– Tips 3: PARAPHRASING
Hầu hết các câu hỏi đã được paraphrase khác với bài đọc, nếu bạn nhận ra nó là kiểu word for word, tức là paraphrase chính xác câu trong bài đọc, vậy thì thường câu đó là câu đúng (TRUE/ YES/ hoặc câu cần chọn trong Multiple Choice, hoặc câu có chứa từ cần điền). Các trường hợp khác lần lượt xảy ra như sau (1) Paraphrase một nửa (hoặc main idea hoặc supporting idea) và nửa còn lại giữ nguyên –> paraphrase sai, giữ nguyên kia thường để đánh lừa. (2) Paraphrase một nửa, một nửa thay ý khác nhưng đồng thời cũng dùng từ vựng khác để giả đò là đã paraphrase khiến ta hiểu nhầm là toàn bộ ý chính ý phụ đã đc paraphrase theo kiểu word for word và sẽ mắc lừa. Cái này thường là ý tự lấy đâu đó không có trong bài (NOT GIVEN).
– Tips 4: ĐỂ Ý MẶT CHỮ – TRÁNH TƯ DUY LOGIC QUÁ SÂU
Vì là paraphrase dạng word for word là chủ yếu nên rất dễ nhận ra nếu để ý câu chữ.
VD1: Ở cam 7 test 2 phần reading passage 2
câu 32 về Y, N, NG
Q: Prior to start of MRIP the Makete district was almost inaccessible during the rainy season
Passage: Makete was virtually totally isolated during the rainy season
Học sinh làm: Đáp án là Y mà em làm là N. Rõ rang almost inaccessible và totally isolated là khác nhau mà ạ, totally nó mang nghĩa rộng hơn almost chứ ạ. nên em ko hiểu vì sao lại thế ạ.
Giải đáp: inaccessible = isolated nên là Y là đúng rồi, virtually = almost, totally nhấn mạnh thôi, như kiểu vitally important ý, trạng từ nào đứng trước mới là trạng từ quyết định. (ĐÂY LÀ KĨ THUẬT ADDING TRONG PARAPHRASING, thêm từ mà không làm mất nghĩa câu).
VD2 – Q: the survey concluded that one-fifth or 20% of household transport requirement as outside on the local area.
Passage:… which has also been obtained in surveys in other areas regarding to transport were found: 80% was within the locality
Giải thích: 20% family transport là outside the local area cho nên 80% sẽ là inside = locality –> Đáp án YES
Bài đọc IELTS thường đánh lừa làm ta tư duy quá sâu, nhưng về bản chất câu trả lời nằm ở một trong hai vế supporting idea/main idea và đc paraphrase rất kĩ. Nhưng con người nhìn vào mắt thường thì chỉ nhìn thấy các chữ bề nổi, như kiểu bạn học sinh trong ví dụ nhìn thấy totally và suy ra luôn nghĩa của nó. Nhưng thực tế totally đưa vào chỉ để đánh lạc hướng để che đi từ virtually phía trước thôi. Đây là chiến thuật tung hỏa mù.
Cho dù Y/N/NG thì nó luôn xuất hiện từ ngữ tung hỏa mù làm mình lung lạc, và cái từ ngữ đó là chỗ khiến mình nảy sinh “tư duy logic”, chính là critical thinking, nhưng thực ra đây chỉ là comprehensive, như kiểu ta đọc báo để hiểu nội dung, nhưng ko đào sâu suy luận gì hết vì người ta đâu có bắt ta viết reflection đâu.
Từ nào càng làm ta nghĩ thì ta càng bỏ nó đấy, đi xem các từ vựng xung quanh đã,
xem kĩ xem nó có phải là một dạng paraphrase ko (thường là synonyms như trường hợp virtually hoặc biến tướng cấu trúc như 20%).
Còn NG có nghĩa là ko có trong bài, và từ vựng tung hỏa mù chính là nửa vế còn lại.
vd: Passage: Many students claim that in order to get enrolled into School of Law, they aim at a number of certificates.
Question: A number of school-leavers suggest in order of getting to School of Law, they need an IELTS certificate.
Những từ như students/school-leavers, SoL, certificate làm rối, còn cái IELTS thì chẳng thấy đâu. Nhưng tất nhiên đi thi thì nó sẽ ko dễ như thế. Cái chỗ IELTS đấy nó sẽ biến tấu phức tạp để ta tưởng tượng là nó đã bị paraphrase so với câu gốc (giả dụ nó sẽ thành “A number of school-leavers state that their eligible requirement to enrol into School of Law include an international qualified test results offered in the Cambridge test systems, namely, CAE, IELTS.”) và như thế là ta đã bị lừa, và dẫn tới chọn Y/N.
Y thì thường là paraphrase đúng, N là paraphrase nhưng xuất hiện một thông tin (câu chữ) sai.
Cho nên tóm lại là bài càng dễ hiểu càng khó làm, vì khi chọn bài từ các journal, họ sẽ chọn theo từ vựng phổ thông, họ cho là bài đấy nhiều người hiểu câu hỏi cần tricky hơn. Còn những bài chuyên ngành được mặc định là từ vựng đã đủ thâm sâu, thì câu hỏi thường rất tổng quan và nằm ở idea nhiều hơn là đánh lừa câu chữ.
CHO NÊN TÓM LẠI MỘT CÂU LÀ VĂN PHONG VÀ CÁCH PARAPHRASE LÀ HAI SUB-SKILL CẦN REVIEW LẠI NGAY, LUÔN, VÀ THƯỜNG XUYÊN.
Còn làm thế nào để học paraphrasing (pls don’t inbox, vấn đề này không phải vài câu chữ mà ra được ạ), trước tiên nhờ tư vấn viên google để tự tìm hiểu đã nhé. Chúng ta sẽ bàn sơ lược về vấn đề này vào một lúc nào đó không xa :>
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.