Bạn có thể tưởng tượng một thế giới mà điểm số không còn quan trọng? Hiện nay đang có một sự thay đổi lớn trong cách chấm điểm ở các trường đại học. Sự thay đổi này được gọi là đánh giá quá trình, một phương thức đánh giá chú trọng vào các kĩ năng học tập và kỹ năng rèn luyện được.
Quy trình đánh giá này đã được đưa vào sử dụng tại các trường đại học hàng đầu thế giới như MIT hay Đại học Michigan. Thêm vào đó, đánh giá dựa trên quá trình được ủng hộ ở 17 Bang và hơn 100 nước trên toàn thế giới. Những con số trên được đưa ra trong một báo cáo của Viện nghiên cứu chính sách LPI vào tháng 01, 2018. Chủ tịch của LPI, Linda Darling-Hammond, cho biết rằng sự lan truyền của phương pháp đánh giá này là kết quả của việc đề cao “tư duy bậc cao và phức hợp các kĩ năng giao tiếp” cũng như là yếu tố cần thiết để giúp sinh viên quen với bản chất công việc không quy trình.
Darling-Hammond – người cũng đồng thời là giáo sư danh tiếng của Standford và cựu cố vấn chiến lược cho Tổng thống barack Obama cho rằng việc cải tiến vai trò của phương pháp đánh giá quá trình có thể sẽ tăng cao độ đa dạng cho trường học. Việc không sử dụng phương pháp đánh giá truyền thống sẽ tạo điều kiện cho nhiều ứng viên nổi bật hơn. Darling-Hammond cũng chỉ ra rằng hơn 900 cơ sở giáo dục đang có chính sách test-optional – trong đó việc đánh giá các ứng viên nộp đơn vào trường có thể không dựa trên điểm số. Việc này chứng tỏ các kì thi không cho thấy thành công tương lai và cũng không thể hiện kiến thức của ứng viên.
Điều này cũng chứng tỏ rằng với những kinh nghiệm mới lạ, chẳng hạn như thành lập một công ty hoặc vượt qua những khó khăn trở ngại, bạn sẽ dễ trở nên nổi bật hơn cho dù điểm số có thấp đi chăng nữa. Blaire Moody Rideout, Giám đốc tuyển sinh của Đại học Michigan cho biết rằng việc đánh giá dựa trên quá trình là phương pháp hiệu quả nhất bởi nó cho thấy quá trình học hỏi của ứng viên.
Ngoài việc có ích hơn trong việc đánh giá ứng viên, việc đưa phương pháp đánh giá này vào chương trình học có thể giúp sinh viên nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Darling-Hammond đưa ra ví dụ về Quỹ Học thuật quốc gia (NAF). Quỹ đưa ra chương trình học đặc thù với doanh nghiệp và trải nghiệm thực tế nhằm giúp sinh viên chuẩn bị được các kĩ năng cần thiết cho sự nghiệp sau này.
Việc chuyển về phương pháp đánh giá dựa trên quá trình cũng phản ánh cách tuyển dụng của các công ty hàng đầu như công ty thiết kế IDEO và Google. Theo như trang blog của công ty, khi nộp đơn vào IDEO, một bản CV bình thường sẽ không có giá trị gì. Thay vào đó, ứng viên phải thể hiện mình qua nhiều cách như một video, tự sáng tạo một ứng dụng,.. Điều này cho thấy rằng IDEO muốn thuê những ai có thể làm và có tài năng thực sự.
Tương tự thế, Google đã bỏ đi phương pháp đánh giá thông qua câu hỏi thông thường và chuyển về đánh giá sự thể hiện của ứng viên. Trong phỏng vấn của Google tuyển kĩ sư, ứng viên sẽ phải hoàn thành một bài lập trình như củng cố một thuật toán và lập trình trong một ngôn ngữ lập trình tự chọn. Tương tự như IDEO, quy trình tuyển dụng của Google tập trung vào đánh giá cách thể hiện.
Ngoài việc cải cách phương pháp tuyển dụng truyền thống, sự xuất hiện của phương pháp đánh giá dựa trên quá trình tạo ra nhiều cơ hội cho những nhà khởi nghiệp công nghệ. Darling-Hammond cho biết rằng những công ty khởi nghiệp mới đang mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu của phương pháp đánh giá này, tạo nên những nền tảng và chương trình phục vụ cho việc đánh giá quá trình của ứng viên.
Nhìn chung lại, đánh giá dựa trên quá trình mở ra một cơ hội mới cho ứng viên khi nộp đơn vào các trường đại học cũng như khi đi xin việc. Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục và các công ty sử dụng phương pháp đánh giá này có thể đánh giá chính xác trình độ của nhân viên. Cơ hội cũng dành cho những nhà khởi nghiệp trẻ khi họ có thể kiếm tiền bằng cách tạo ra các nền tảng để ứng viên sử dụng trong quá trình xin việc.
Người dịch: Nguyễn Hữu Hoàng Hải
Nguồn: Forbes
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.