Làm bài tập về nhà, đọc sách, học để kiểm tra, chú ý nghe giảng. Tất cả đều nghe có vẻ quen thuộc bất kể bạn thuộc thế hệ nào. Hiện nay, mặc dù công nghệ đã thay đổi đáng kể trong thiên niên kỷ mới, cách giảng dạy trẻ em tại trường học vẫn dậm chân tại chỗ. Phải chăng đây chính là lúc hệ thống giáo dục nên được điều để thích nghi với thời đại mới?
Esther Wojcicki, một nhà giáo dục của trường THPT Alto tại California cho rằng đây chính là lúc. Cô là diễn giả khách mời của Hội đồng Tương lai của Khoa học và Công nghệ (STOA), một cơ quan trực thuộc Nghị viện châu Âu tổ chức các buổi thảo luận và hội đàm về những vấn đề công nghệ nổi bật liên quan đến chính trí.
Thiết bị điện tử chính là phương pháp học mới
Theo Wojcicki, các giáo viên hiện vẫn đang tuân theo “lối mòn” mà họ đã làm trước cuộc cách mạng công nghệ phát minh ra tất cả thiết bị điện tử mà ngày nay chúng ta sử dụng. Cô cho biết hơn 90% phần trăm việc giáo dục là giảng dạy, dù rằng, trên thực tế, giảng dạy là phương pháp ít hiệu quả nhất để học bất cứ điều gì. Điều này khiến cho học sinh phải tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, trong khi điều chúng ta nên làm là tiếp thu chúng một cách chủ động hơn.
“Nếu bạn không làm, bạn sẽ không nhớ được, điều tương tự với bất cứ điều gì trong cuộc sống, nếu không có sự tương tác giữa người và sự vật, sự việc thì việc ghi nhớ sẽ gặp trở ngại.”
“Nếu bạn học bơi khi bạn 10 tuổi và ngừng bơi 20 năm sau đó, khi bạn bị rơi xuống hồ, bạn vẫn nhớ cách để bơi. Nhưng nếu bạn chỉ nghe giảng về cách bơi 20 năm trước, phần trăm khă năng bạn có thể nhớ được là gần bằng 1.
Vấn đề lớn nhất của thực trạng chính là giáo viên, phụ huynh, quản lý, và tất cả mọi mgười trong xã hội đều không nhận ra rằng, họ tìm hiểu mọi thứ trên điện thoại. Phần lớn những gì họ học được chính là thông qua máy tính và các thiết bị điện tử” Wojcicki cho biết.
Này! Các giáo viên! Hãy để những đứa trẻ được ở một mình (20% tổng số thời gian)
Wojcicki đã tuyên bố trong sự kiện STOA được diễn ra tại Bỉ về kế hoạch thúc đẩy hiện đại hóa các phương pháp giáo dục, trong đó, bà đề cập đến “80/20”. Bà tin rằng 20% tổng số thời gian của học sinh nên được dùng cho việc hoạt động các dự án nhóm, sử dụng điện thoại thông minh, tablets hay bất kỳ thiết bị công nghệ nào mà các em sẵn có.
80% thời gian còn lại, giáo viên có thể tiếp tục dạy theo cách truyền thống vì tôi nghĩ điều đó rất khó để thay đổi. Trước tiên, hãy thay đổi 20% thời gian, và nếu điều đó hiệu quả, hãy tăng dần lên tới mức 30%. Giả sử 20% là quá sức hãy thử 10 %. Nhưng ít nhất hãy thay đổi” – Nhà giáo dục nói
Wojcicki cho rằng những phương pháp giảng dạy cần phải được thay đổi để thích nghi với thế kỷ 21.
Những gì con người cần làm để trở nên sáng tạo, biết hợp tác và hết lòng về một điều gì đó chính là làm điều mà chúng ta quan tâm. Bạn không thể hiểu những gì mình quan tâm khi tất cả những bạn làm là tuân theo sự chỉ dẫn.
Đó không phải là những điều chúng ta đang cần. Chúng ta cần những người với suy nghĩ tiến bộ, sáng tạo, biết hợp tác và giải quyến vấn đề tốt hơn. Nếu như bạn chưa từng luyện tập hoạt động nhóm, làm sao bạn có thể làm được?
Wojcicki là người đấu tranh để trao cho học sinh, ở mọi lứa tuổi, thứ mà cô gọi là “dự án ánh trăng” – một dự án cho phép học sinh được chọn lựa phương pháp học tập. Nhà trường đóng vai trò giúp đỡ học sinh bằng cách cung cấp cơ sở vật chất và giúp các em phân bổ thời gian hợp lý. Điều đó khiến học sinh hứng thú tới trường. Học sinh có thể làm mọi thứ một mình hoặc làm cùng với các bạn. Hầu hết mọi đứa trẻ đều thích làm mọi thứ với bạn của chúng.
Thay đổi cách thức kiểm tra trước, phương pháp giảng dạy sẽ được điều chỉnh theo.
Những bài kiểm tra cũng nên được thay đổi nếu như giáo viên áp dụng các phương pháp mới. Một trong những mối trăn trở nhất của giáo viên đó chính là hiệu suất của học sinh trong những đợt đánh giá hay các bài kiểm tra. Chính vì vậy, với phương pháp này, giáo viên mới là đưa ra đánh giá cuối cùng.
Một ví dụ điển hình chính là bài thi PISA, bài thi mang tính quốc tế dành cho học sinh trên toàn thế giới “cần phải được thay đổi” – Wojcicki cho biết. “Bởi vì đó là mục tiêu, Nếu chúng ta thay đổi mục tiêu, chúng ta có thể thay đổi hành vi. Tính hợp tác, tư tưởng tiến bộ và tư duy phản biện mới chính là những thứ cần được khuyến khích thông qua bài kiểm tra. Mục tiêu của chúng ta nên là kiến tạo một thế kỷ 21 tiến bộ với những cá thể có kỹ năng giải quyết vấn đề.
STOA: Những nỗ lực của Nghị viện châu Âu nhằm thúc đẩy khoa học và công nghệ trong việc giảng dạy.
Wojcicki chính là diễn giả chính tại hội đàm Annual Lecture của chuỗi sự kiện STOA (thẩm định các phương hướng khoa học và công nghê) được diễn ra tại Brussels (Bỉ) vào ngày 4 tháng 12.
STOA là cơ quan chính trị và hành chính của Nghị viện châu Âu, được điều hành bởi Hội đồng vì Tương Lai của Khoa học và Công nghệ bao gồm các ủy viên đến từ các nghị viện khác nhau. Cơ quan cung cấp những bài phân tích mang tính độc lập, khách quan về các vấn đề khoa học và công nghệ cũng như lựa chọn những phương hướng để đối phó với các vấn đề trên.
Một trong những nhiệm vụ của cơ quan chính là tổ chức các sự kiện công khai nơi các chính trị gia, những người phát ngôn cho cộng đồng khoa học và xã hội họp mặt và thảo luận về việc phát triển công nghệ liên quan đến chính trị và xã hội.
Annual Lecture chính là sự kiện quan trong nhất trong lịch trình của STOA đã quy tụ nhiều diễn giả nổi tiếng. Họ đưa ra bài phát biểu cho những chủ đề nổi bật trong mối tương quan giữa chính trị và lĩnh vực khoa học công nghệ nhằm nâng cao ý thức cộng đồng đối với những vấn đề này.
Chủ đề năm nay ‘ Công nghệ lượng tử, Trí thông minh nhân tạo, An ning mạng: hướng tới tương lai”, theo lời người phát ngôn của Nghị viện, chính là điểm nổi bật nhất mang tính logic trong chuỗi sự kiện của STOA và dự án khoa học liên quan đến sự phát triển của Trí thông minh nhân tạo trong những năm gần đây. Eva Kaili, thành viên người Hy Lạp của Nghị viện châu Âu và người đứng đầu STOA đã trả lời Euronews rằng:
“Trí thông minh nhân tạo đang dần trở thành một phần của cuộc sống chúng ta hiện nay. Đây là năm thứ hai STOA bàn về vấn đề Trí thông minh nhân tạo và sự phát triển của ngành vật lý lượng tử sẽ ảnh hưởng và định hướng cuộc sống của chúng ta trong tương lai gần: AI có thể làm cho cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn nhưng cũng có thể mang mối nguy họa tiềm tàng cho xã hội nếu chúng ta không bắt đầu xây dựng một nền tảng quy tắc đạo đức vững chắc.
Sự kiện tiếp theo của STOA được diễn ra tại Strasbourg (Pháp) vào ngày 13 tháng 12, đây là buổi họp mặt của hội đồng nhằm thảo luận một nghiên cứu về sự sai lệch thông tin và các công nghệ mới: vận dụng công nghệ AI để kiểm duyệt các thông tin trên phương tiện truyền thông đại chúng và tự do ngôn luận cũng như là sự phản hồi của công nghệ đối với những tin “vit”.
Người dịch: Thiên Ân
Nguồn: euronews.com
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.